Không phải ngẫu nhiên tiếng Việt được xếp vào danh sách những ngôn ngữ khó nhất trên thế giới. Nó không chỉ khó đối với người nước ngoài học tiếng Việt mà còn khó đối với người Việt. Bởi đôi khi chỉ cần sai chính tả một chữ trong câu cũng có thể làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa. Vậy xảy ra hay sảy ra mới đúng chính tả? Điều đó sẽ tiết lộ trong bài viết này. Và chỉ ra lỗi chính tả mà người Việt thường mắc phải.
Lỗi chính tả về dấu câu và cách trình bày
Trong tiếng Việt gồm có 10 dấu câu. Đó là các dấu câu sau: chấm, chấm phẩy, chấm than, hỏi chấm, dấu hai chấm, phẩy, ba chấm, dấu ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.
Dấu câu được sử dụng khi chấm kết thúc một câu. Đây là một phương tiện ngữ pháp được sử dụng trong các văn bản chữ viết. Nằm phân tách các câu, chỉ ra các thành phần của câu. Chính vì vậy đã có rất nhiều trường hợp dùng sai dấu câu đã làm thay đổi toàn bộ ý nghĩa của câu và dẫn đến sự hiểu lầm không đáng có.
Còn trong trình bày, cũng cần chú trọng đến vị trí các dấu câu. Theo quy tắc, các loại dấu trong câu cần phải viết dính liền với chữ cái cuối và cách một khoảng với chữ cái bắt đầu tiếp theo sau dấu câu đó.
Ví dụ 1: Anh đang làm gì đấy? (Dấu hỏi chấm được viết dính liền với chữ cái “y” ở cuối câu – đây là cách viết đúng)
Ví dụ 2: Anh đang làm gì đấy ? (Dấu hỏi chấm nằm cách một khoảng với chữ “y” – đây là một cách viết sai)
Quy tắc đó cũng đúng khi chúng ta sử dụng dấu phẩy để chia hai vế câu.
Ví dụ 3: Đây là anh tớ, còn đây là em tớ. (Dấu phẩy trong câu được nằm dính liền với chữ “ơ” và cách một khoảng với chữ tiếp theo – đây là cách viết đúng)
Ví dụ 4: Đây là anh tớ , còn đây là em tớ. (Dấu phẩy trong câu nằm cách chữ cuối cùng và chữ tiếp theo của của câu – đây là cách viết sai)
Đấy là các trình bày đối với các cấu câu. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp ngoại lệ đối với các dấu ngoặc. Các dấu ngoặc đơn và ngoặc kép phải được trình bày dính liền với phần văn bản nó bao bọc. Ví dụ dưới đây sẽ làm bạn hiểu hơn.
Ví dụ 5: “Anh yêu em” (Dấu ngoặc kép đã dính liền với chữ “a” ở đầu câu và chữ “m” ở cuối câu – đây là cách viết đúng)
Ví dụ 6: “ Anh yêu em ” (Dấu ngoặc kép đã tách rời với chữ “a” ở đầu câu và chữ “m” cuối câu – đây là cách viết sai)
Đây mặc dù là những chi tiết nhỏ trong một văn bản. Tuy nhiên bạn cần chú trọng vào nó để tránh bị đánh lỗi sai chính tả và thể hiện văn bản một cách chuyên nghiệp hơn.
Một số cụm từ hay bị người Việt dùng sai chính tả
- Xảy ra hay sảy ra?
Từ “xảy” trong tiếng Việt có nghĩa là một sự việc nào đó phát sinh một cách tự nhiên, bất ngờ, đột ngột. Chúng ta hay nói như xảy ra hỏa hoạn, xảy ra vụ cướp, xảy ra một vụ án,…
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp hay nhầm lẫn là “xảy ra” thành “sảy ra”. Do vậy dẫn đến nhiều câu sai chính tả và vô nghĩa. Bởi vì “sảy ra” là một cụm từ hoàn toàn vô nghĩa.
- Ăn xổi hay ăn sổi?
“Xổi” là một từ trong tiếng Việt. Nó mang ý nghĩa là một điều gì đó tạm thời chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ: muối xổi, vay xổi, uống xổi,..
Cụm từ “ăn xổi” có nghĩa là ăn ngay, ăn luôn không phải chế biến cầu kỳ phức tạp, làm mọi thứ tốn thời gian. Cụm từ này hay được sử dụng khi người nói muốn ăn một món ăn nào đó vừa mới được chế biến xong, như là ăn cà, dưa vừa mới muối. Bên cạnh đó nó còn có một ý nghĩa bóng khác là muốn đạt được kết quả ngay vì quá xót ruột và nóng lòng rồi.
Còn đối với cách viết “ăn sổi”, đây là cách viết sai chính tả của người Việt. “Ăn sổi” hoàn toàn không có nghĩa.
- Cọ xát hay cọ sát?
“Xát” có nghĩa là gần. Cụm từ “cọ xát” có nghĩa là tiếp xúc, va chạm. Tuy nhiên nó có một ý nghĩa khác là trở ngại và thử thách. Ví dụ: Do dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp, nên các em học sinh không được đi cọ xát với môi trường thực tế nhiều.
Còn cụm từ “cọ sát” hoàn toàn không có nghĩa.
Bí quyết làm giảm mắc lỗi chính tả
Có nhiều cụm từ, nhiều dấu câu mà ta đã sử dụng thành một thói quen mà không biết đó là sai chính tả. Do vậy đã dẫn đến nhiều trường hợp “dở khóc dở cười”. Chính vì vậy ta cần tìm cách để khắc phục tình trạng sai chính tả của bản thân bằng ba phương pháp sau:
- Khi gặp một từ nào đó khiến bạn cảm thấy không chắc chắn về chính tả. Bạn hãy tra google để tìm hiểu rõ về từ đó. Sau đó ghi lại một cuốn sổ để bạn có thể nhớ lâu hơn.
- Khi bạn hoàn thành xong một văn bản. Hãy nhờ người khác đọc giúp để sửa lỗi chính tả của mình. Đây là một cách giúp bạn học hỏi từ người khác. Và khi được người khác chỉ ra lỗi sai của mình bạn sẽ nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó, đừng quên ghi chép vào một quyển số những lỗi sai của mình để tránh phạm phải lần sau. Vì một lần ghi chép là một lần học.
- Chăm chỉ đọc sách, báo. Nhưng cần phải đọc ở những nguồn chính thống tránh đọc ở những trang lá cải. Bởi nguồn chính thống sẽ đảm bảo được kiểm duyệt trước khi phát hành.
Tóm lại, bài viết đã trả lời cho các bạn câu hỏi xảy ra hay sảy ra mới đúng chính tả. Bên cạnh đó, cũng đưa ra một số lỗi chính tả người Việt hay gặp phải và cách khắc phục tình trạng sai chính tả của các bạn. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho các bạn đọc.