Có rất nhiều người lao động khi tham gia vào thị trường lao động nhưng lại không nắm rõ luật, khiến chính bản thân mình bị thua thiệt hoặc bị chủ doanh nghiệp chèn ép, gây khó dễ. Vậy trường hợp nào người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc?, người lao động cần phải nắm được để biết đường ứng xử và xử lý tình huống để sau khi nghỉ việc để được nhận trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật lao động Việt Nam.
Hiện trạng lao động tại thị trường Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có cơ cấu dân số tương đối trẻ, được nằm trong diện “dân số vàng” với thời kỳ nguồn nhân lực vô cùng dồi dào. Tính đến hết năm 2017, dân số Việt Nam là 96,02 triệu người, trong đó nữ giới chiếm khoảng 48,94%. Gia tăng dân số trong những năm qua dẫn đến số lượng về lực lượng lao động của cả nước cũng tăng theo. Theo điều tra cho thấy, cứ mỗi năm Việt Nam lại cho ra khoảng gần 1 triệu người bước vào thị trường lao động trong và ngoài nước. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh mang tính chiến lược của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư của thị trường nước ngoài góp phần phát triển vượt bậc cho nền kinh tế – xã hội nước nhà.
Tuy nhiên, những vấn đề thách thức lớn được đặt ra ở thời điểm hiện tại như: lực lượng lao động phân bố không đều; mặt bằng chất lượng lao động thấp chủ yếu là lao động nông thôn điều này là một thử thách lớn so với nhu cầu của thị trường lao động đặt ra; hay việc chuyển dịch cơ cấu lao động như đào tạo tay nghề, nhà ở, hộ khẩu, tạm chú tạm vắng, trường học cho con….Những điều này đã gây ra tâm lý bất an cho người lao động dẫn đến việc ra vào, xin nghỉ việc của lực lượng lao động diễn ra thường xuyên. Và thường thì họ lại không nắm được luật lao động.
Bảo hiểm thất nghiệp theo luật định là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ được nhà nước quy định nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị chẳng may người lao động bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì mức sinh hoạt cơ bản và tìm việc làm trên cơ sở người lao động đã đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp trước đó. Mang giá trị nhân văn, góp phần giảm thiểu khó khăn và tệ nạn khi người lao động bị rơi vào trường hợp thất nghiệp.
Trường hợp nào người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc?
Các trường hợp: tự ý chấm dứt hợp đồng và không tuân thủ theo pháp luật quy định; đã được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Đóng bảo hiểm dưới 12 tháng.
- Đã tìm được việc sau 15 ngày mất việc.
- Chưa làm thủ tục thất nghiệp tại cơ quan nhà nước.
Trường hợp nào NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc
Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp là đối tượng nằm trong một trong những trường hợp sau.
Buộc chấm dứt hợp đồng lao động không nằm trong các trường hợp: tự ý chấm dứt HĐLĐ không tuân thủ theo quy định của pháp luật; đã được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động.
Người lao động đóng bảo hiểm trước đó được tính trên 12 tháng trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn và có xác định thời hạn; đóng bảo hiểm từ trên 12 tháng trong khoảng thời gian 36 tháng được tính từ trước khi chấm dứt HĐLĐ theo mùa vụ được tính có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng được tính kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau:
- Đối tượng tham gia Thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an;
- Đi học tập có thời hạn trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng trở lên;
- Chấp hành việc vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục hoặc cai nghiện bắt buộc;
- Bị tạm giam hoặc ngồi tù;
- Ra nước ngoài định cư hoặc lao động theo hợp đồng ở nước ngoài t;
- Người lao động chết.
Các quy định cụ thể
Căn cứ theo Điều 50 của Luật lao động quy định về “Việc làm quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp” và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động có thể nhận tối đa như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tính bằng 60% mức bình quân tiền lương hàng tháng mà người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Những người lao động thuộc diện đối tượng đang thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động được nhận tối đa không quá 05 lần với mức lương cơ sở tại thời điểm chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
Đối với NLĐ đã đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu của vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
Như vậy ta có thể thấy yếu tố mức lương cơ sở sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp là boa nhiêu. Người lao động được hưởng tối đa không vượt quá 5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm người lao động nghỉ việc.
Người lao động cần nắm được mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa để có thể chủ động hơn trong nguồn tài chính của chính mình. Số tháng mà người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bất kỳ người lao động nào cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Tiếp đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng ( 1 năm) thì người lao động sẽ được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng theo quy định là tối đa không được quá 12 tháng.
Hồ sơ, thủ tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động cần nắm được bao gồm:
- Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH của chính phủ ngày 31/7/2015.
- Bản chính hoặc có thể chấp nhận bản sao có chứng thực của giấy chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định thôi việc của của chủ doanh nghiệp cho người lao động.
- Sổ bảo hiểm xã hội.
Vậy trường hợp nào người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc?. Bài viết đã cung cấp cho người đọc nhiều thông tin bổ ích để nắm được rõ những điều khoản của luật quy định và có thể lấy được trợ cấp thất nghiệp theo quy định.