Trước đây chăn nuôi là một trong những ngành trọng điểm của nền kinh tế nước ta. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác ngành chăn nuôi ngày càng được đẩy mạnh. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay hiện bộ phận này gặp phải nhiều khó khăn và thách thức. để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.
Định nghĩa ngành chăn nuôi như thế nào?
Đối với các quốc gia thiên về phát triển nông nghiệp, ngành chăn nuôi được xem là một trong những bộ phận quan trọng góp phần to lớn vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Ngành chăn nuôi được định nghĩa là ngành cung cấp các loại nhu yếu phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của con người như thịt, cá, trứng, sữa,… Các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành chăn nuôi phải kể đến đó là chất lượng của vật giống, sự đảm bảo vệ sinh chuồng trại và chế độ ăn dinh dưỡng cho vật nuôi.
Vị trí của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế.
Đối với mỗi quốc gia nông nghiệp, chăn nuôi là một trong những ngành chiếm tỉ lệ cao nhất trong các ngành. Sở dĩ ngành chăn nuôi quan trọng là bởi vì đa số thực phẩm mà con người tiêu dùng hàng ngày như thịt cá cá trứng sữa ra đề xuất phát từ ngành chăn nuôi. Hơn thế nữa số lượng việc làm mà ngành chăn nuôi mang lại cũng chiếm một một phần lớn góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Thực trạng của ngành chăn nuôi hiện nay như thế nào?
Thế mạnh của ngành chăn nuôi
Ngày nay do nhu cầu sử dụng thực phẩm của con người tăng cao dẫn đến các sản phẩm của ngành chăn nuôi được sử dụng phổ biến. Chính vì thế chăn nuôi nhanh chóng chiếm được thị trường kinh doanh rộng rãi để phát triển.
Chăn nuôi có lợi thế mạnh về đất đai đó là có thể để chăn nuôi trên bất kỳ loại đất nào kể cả đất cằn cỗi hay sỏi đá. Chỉ cần cung cấp đủ nước ốc và và nguồn thức ăn thiết yếu cho gia súc và gia cầm có thể làm đạt hiệu quả kinh tế ở mức ổn định và cao.
Do ngành kinh tế ngày càng phát triển và thị trường xuất khẩu rộng. Đây vừa là thế mạnh vừa là tiềm năng để ngành chăn nuôi nước ta phát triển.
Tuy nhiên còn nhiều bất cập mà chăn nuôi nước ta đang gặp phải. Đó là:
Tuy khoa học và kỹ thuật về chăn nuôi khá phát triển thế nhưng trình độ quản lý của các nhà chăn nuôi gia súc, gia cầm hay người kinh doanh các sản phẩm này còn khá lạc hậu do chưa được đào tạo thông qua trường lớp.
Phần lớn các cơ sở sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăn nuôi có có quy mô lớn vẫn còn khá ít nên vào các thời điểm xuất khẩu yêu cầu số lượng lớn thì ngành chăn nuôi lại chưa thể đáp ứng được.
Nhiều cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn chưa đảm bảo được môi trường ở sạch sẽ cho vật nuôi gây ra nhiều dịch bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho ngành này.
Các cơ hội phát triển ngành chăn nuôi nước ta.
Ngành chăn nuôi nước ta biết tận dụng những cơ hội và biến những thách thức trở thành cơ hội để từng bước phát triển, hội nhập với thế giới. Và cơ hội đó là được tiếp cận với các phương pháp tiên tiến, hiện đại trong nuôi trồng và sản xuất.
Cơ cấu ngành chăn nuôi ngày càng được đổi mới cùng sự hỗ trợ của chính phủ nhằm nâng cao chất lượng nguồn thực phẩm với mức thu nhập ổn định cho các chủ chăn nuôi.
Những thách thức mà ngành chăn nuôi đang phải đối mặt.
So với các thị trường xuất khẩu thực phẩm gia súc, gia cầm trên thế giới nước ta đang ở vị trí khó có thể cạnh tranh với các cường quốc khác. Xét về mặt chất lượng, các sản phẩm nước ta cung cấp không hề thua kém họ tuy nhiên giá cả nước ta đưa ra lại cao hơn các nước, do đó khả năng cạnh tranh thị trường xuất khẩu đối với nước ta khá thấp.
Có thể nói vấn đề hội nhập vừa là cơ hội vừa là thách thức cho ngành chăn nuôi hiện nay. Bởi lẽ nếu kịp thời tận dụng những ưu thế mà hội nhập quốc tế mang lại sẽ tạo ra một cơ hội phát triển mạnh mẽ, nếu ngược lại sẽ là một thách thức lớn mà nước ta sẽ phải đối mặt.
Giải pháp cho ngành chăn nuôi
Áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn trong sản xuất và chăn nuôi.
Việc áp dụng chính sách này về lâu dài có thể nhanh chóng giúp ngành chăn nuôi phát triển theo hướng tích cực, đáp ứng nhu cầu không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu.
Quản lý chặt chẽ hệ thống đầu vào của ngành chăn nuôi.
Việc làm này nhằm đảm bảo giống nuôi có nguồn gốc rõ ràng, không mang bất kì mầm bệnh; lựa chọn nguồn cung thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh để chắc chắn không làm ảnh hưởng đến thời gian dự kiến cung cấp sản phẩm. Ngoài ra lựa chọn nguồn nước sạch là vô cùng thiết yếu.
Thành lập các chính sách, quỹ hỗ trợ cho các chủ trang trại hay hợp tác xã chăn nuôi.
Đây được coi là giải pháp tức khắc cho các chủ trang trại huy động nguồn vốn kịp thời để trang bị cơ sở hạ tầng thiết yếu, lương thực an toàn cho gia súc, gia cầm,..
Thường xuyên tập huấn về cách phòng và ngừa dịch bệnh cho vật nuôi.
Đối với các chủ hộ chăn nuôi, việc tích lũy kinh nghiệm về phòng chống dịch bệnh là vô cùng quan trọng. Đàn vật nuôi sẽ được chăm sóc trong môi trường an toàn, sạch sẽ, thoáng mát và hạn chế lây lan khi dịch bệnh bùng phát.
Lời kết
Với những thông tin về thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay mà chúng tôi đã cung cấp, hy vọng nó sẽ hữu ích cho bạn đọc. Mong rằng sau khi đọc bài viết này các bạn sẽ có định hướng mới cho trang trại chăn nuôi của mình.