Việc xin cấp có thẩm quyền đồng ý với phương án đầu tư xây dựng mà bạn đề xuất không phải vấn đề đơn giản. Nhưng khi đã hoàn thành xong các thủ tục và đợi kết quả, nhiều người vẫn không hề biết cơ quan nào chịu trách nhiệm cho ra quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình. Hãy để bài viết sau giải đáp giúp bạn.
Tầm quan trọng của đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng
Việc đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng thường được chủ đầu tư tiến hành và nộp báo cáo lên cơ quan chức năng để chờ thông qua. Nội dung của báo cáo gồm có:
- Gồm đầy đủ thông tin chi tiết của chủ đầu tư và thông tin chung về dự án
- Những dự trù kinh phí, đề xuất phương án, dự đoán tiến độ… đều phải được đề cập đến cụ thể và mang tính chính xác cao.
- Đề cập đến tính cần thiết của dự án cũng như mức độ ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường
- Các thông tin khác có liên quan nhằm giúp cơ quan có thẩm quyền quyết định mức độ đồng ý với chủ trương đầu tư.
Nội dung đầy đủ và bao quát như vậy, đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng đóng vai trò rất quan trọng với dự án bởi:
- Tạo lập ra một cơ sở vững chắc để cơ quan chức năng xem xét có thông qua hay không
- Chứng tỏ năng lực của nhà đầu tư
- Những yếu tố hấp dẫn quyết định việc thu hút các nhà thầu xây dựng
- Về lâu dài thì đề xuất này còn giúp giám sát xem nhà đầu tư có tiến hành đúng như những gì đã cam kết hay không.
Làm thế nào để xin được quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình?
Muốn xin được quyết định phê duyệt thì bên phía nhà đầu tư bắt buộc phải nộp “báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng”. Mẫu báo cáo thì chúng tôi đã đề cập tại đây (chèn link bài).
Ngoài ra, hồ sơ để xin chấp thuận chủ trương đầu tư cần thêm những giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị phê duyệt chủ trương
- Giấy tờ hợp pháp liên quan đến tư cách pháp lý của chủ đầu tư: giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp/ tổ chức
- Báo cáo tài chính hoặc hồ sơ năng lực của bên phía đầu tư
- Nếu nhà đầu tư là tổ hợp của nhiều cá nhân hoặc tổ chức khác nhau thì phải có thêm hợp đồng hợp tác
Hồ sơ nộp tại Sở Kế hoạch và đầu tư cùng cấp với nơi mong muốn tiến hành dự án.
Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình do cơ quan nào ban hành?
Đáp án của câu hỏi này sẽ có sau khi ta tiến hành đúng quy trình xin phê duyệt. Tiếp theo bước nộp hồ sơ thì sẽ là:
Tiến hành tại Sở kế hoạch đầu tư
Sở này phải lấy ý kiến thẩm định với hồ sơ đã nộp trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận. Cơ quan được yêu cầu cho ý kiến sẽ phải gửi lại phúc đáp trong vòng 15 ngày.
Tại cơ quan đăng ký đầu tư:
Bộ hồ sơ tiếp tục được thẩm định về các mặt quản lý đất đai và quản lý quy hoạch. Thông tin đối chiếu sẽ do các Cục có liên quan cung cấp và giải trình sau 5 ngày làm việc.
Nhiệm vụ song song của Ban quản lý
Đó là xem xét tất cả các thông tin cơ bản, đánh giá lại đề xuất dự án đầu tư dựa trên các điểm sau:
- Đã từng có dự án đầu tư nào tương tự trên cùng địa bàn chưa?
- Thông tin về chủ đầu tư có uy tín không, năng lực chủ đầu tư có đủ để đảm bảo dự án chạy xuyên suốt và hoàn thành ?
- Địa điểm đề xuất xây dựng có hợp lý không, liệu có trùng quy hoạch với dự án khác?
- Các báo cáo về mức độ ảnh hưởng đã phản ánh đúng thực tế chưa, có bất kỳ dấu hiệu sai trái hay che giấu gì ở đây không?
- Tổng kinh phí liệu có phù hợp, nguồn đầu tư có đủ ngân sách chi?
- Quá trình diễn ra dự án có tuần tự từng bước, sẽ gặp khó khăn gì?
Kiểm tra đầy đủ các tiêu chí trên sẽ tạo thành cơ sở vững chắc cho bước 4
Bước 4: Đưa ra quyết định
Cơ quan có đủ thẩm quyền quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình ở đây chính là UBND cấp tỉnh. Quyết định có chấp thuận hay không sẽ được đưa ra trong vòng 7 ngày làm việc. Nếu không đồng ý, bắt buộc phải có văn bản thông báo lý do không được chấp thuận, để bên phía chủ đầu tư biết hướng tiến hành sửa chữa chủ trương đầu tư hoặc rút lui.
Như vậy, toàn bộ quyền quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình thuộc về UBND cấp tỉnh. Thế nhưng, để chắc chắn nhận được dấu đỏ phê duyệt của họ, hãy đảm bảo tất cả công đoạn chuẩn bị dự án, chuẩn bị hồ sơ, công tác xin chấp thuận của bạn là hợp lý và đúng luật. Bạn sẽ thành công thôi!