Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường học cũng như hỗ trợ các em học sinh lớp 1 bù đắp lại các kiến thức bị hỏng ở từng môn học. Ban giám hiệu nhà trường đã quyết định lên kế hoạch phụ đạo học sinh yếu lớp 1. Từ đó tạo cho các em học sinh lấy lại sự tự tin khi đến lớp và các em học sinh sẽ xem việc đến trường mỗi ngày là niềm vui. Giáo viên chủ nhiệm ngoài việc làm tốt công tác chủ nhiệm thì còn phải tạo được sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục. Trong quá trình giảng và dạy của giáo viên tại lớp, ngoài việc theo dõi giúp đỡ và hỗ trợ các em học sinh, thì trong mọi tiết học giáo viên cần phải dành ra một ít thời gian để dạy kèm cho học sinh yếu những kiến thức căn bản bị hỏng. Đây là một việc làm quan trọng trong kế hoạch phụ đạo học sinh yếu lớp 1 mà giáo viên nào cũng cần phải thực hiện.
Biện pháp thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh yếu lớp 1
Sau khi kết thúc thi giữa học kỳ, ban giám hiệu nhà trường sẽ liên hệ đến phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm của lớp bàn bạc về kế hoạch phụ đạo học sinh yếu lớp 1, để kịp thời hỗ trợ giảng dạy lại cho các em học sinh những kiến thức bị hỏng trong quá trình học. Đối với những em học sinh vừa vào lớp 2, ngay từ đầu năm học mới giáo viên chủ nhiệm các lớp cần tham khảo kết quả học tập của năm học trước và kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm của các em học sinh để phát hiện các học sinh yếu. Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu rõ về hoàn cảnh tâm lý của học sinh thông qua việc kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm cũ, phụ huynh và bạn bè cùng lớp. Từ đó giáo viên chủ nhiệm sẽ tìm ra được biện pháp phù hợp để theo dõi, giúp đỡ cho học sinh trong các tiết học chính khoá đồng thời thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh yếu lớp 1, để kịp thời bổ sung lại những kiến thức bị hỏng từ năm học trước.
Sau khi tìm ra được các em học sinh có kết quả học tập yếu, giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện phụ đạo học yếu kém ngay trong mỗi tiết học theo phương pháp cá thể hóa học sinh, hoặc phụ đạo thêm cho các em vào các buổi học thứ hai trong ngày ở tiết tự học. Giáo viên chủ nhiệm cần phải có kế hoạch phụ đạo cụ thể cho từng em học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có thể nhờ hỗ trợ từ giáo viên bộ môn kiêm thêm công tác phụ đạo cho học sinh yếu gồm 2 môn Toán và Tiếng Việt, theo biện pháp phụ đạo cuốn chiếu các kiến thức cơ bản.
Nội dung của kế hoạch phụ đạo học sinh yếu lớp 1
Phân chia giai đoạn thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh yếu lớp 1:
Giai đoạn 1: Từ đầu học kỳ I đến giữa học kỳ I: dựa vào kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm để lập danh sách thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh yếu lớp 1.
Giai đoạn 2: Từ giữa học kỳ I đến cuối học kỳ I: dựa vào kết quả kiểm tra giữa học kì I để lập lại danh sách các em học sinh yếu cần phụ đạo.
Giai đoạn 3: Từ đầu học kỳ II đến giữa học kỳ II: dựa vào kết quả kiểm tra cuối học kì I để lập lại danh sách các em học sinh yếu cần phụ đạo.
Giai đoạn 4: Từ giữa học kỳ II đến cuối học kỳ II: dựa vào kết quả kiểm tra giữa học kì II để lập lại danh sách các em học sinh yếu cần phụ đạo.
Giai đoạn 5: Sau học kỳ II (phụ đạo trong hè): dựa vào kết quả cuối năm học để lập lại danh sách phụ đạo trong hè cho các em học sinh yếu kém.
Nội dung thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh yếu lớp 1:
Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu lớp 1.
Trang bị đầy đủ các tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện giảng dạy phụ đạo học sinh yếu.
Xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm theo nội dung chương trình SGK đã quy định để định hướng cho việc phụ đạo học sinh yếu.
Quy định các mốc thời gian, phân chia từng giai đoạn để lập danh sách các em học sinh yếu cần được phụ đạo.
Giáo viên cần tham gia học tập chuyên đề về nội dung, phương pháp phụ đạo học sinh yếu.
Thực hiện tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em học sinh theo từng giai đoạn.
Hướng dẫn học sinh cách tự học khi ở nhà.
Giáo viên chủ nhiệm cần liên hệ với gia đình của học sinh để phối hợp tổ chức dạy phụ đạo cho các em học sinh. Phụ huynh cần sắp xếp thời gian hợp lý để các em học tập thêm ở nhà.
Giáo viên cần sử dụng các hình thức động viên học sinh, khen thưởng kịp thời tạo sự tin tưởng cho học sinh, đồng thời lấy đó làm động lực để các em phấn đấu hơn trong học tập.
Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu và động viên hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tích cực vượt qua khó khăn để cố gắng vươn lên trong học tập.
Để kế hoạch phụ đạo học sinh yếu lớp 1 được thực hiện một cách hiệu quả nhất, giáo viên cần có kế hoạch và có danh sách theo dõi các em học sinh yếu. Theo dõi thường xuyên nhắc nhở các em học tập. Giáo viên và ban giám hiệu nhà trường trao đổi với nhau tìm biện pháp và phương pháp giảng dạy sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Cố gắng phấn đấu để kế hoạch phụ đạo học sinh yếu lớp 1 từ 100% học sinh trong diện học phụ đạo sẽ giảm dần đến cuối năm học dưới 1%. Ngoài giáo viên chủ nhiệm và nhà trường thì sự hỗ trợ của phụ huynh các em học sinh chính là phần quan trọng không thể thiếu.