Trong những năm gần đây, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu tiểu học đang là vấn đề được các trường học trên cả nước quan tâm. Làm sao để nâng cao hơn nữa năng lực của các em học sinh giỏi đồng thời giúp đỡ các em học sinh yếu không bị “bỏ lại phía sau” là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra mục đích cũng như các cách triển khai kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi phụ đạo học sinh yếu tiểu học hiện nay.
Mục đích của kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi phụ đạo học sinh yếu tiểu học
Nhằm phát hiện, xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng cho những học sinh giỏi, giúp các em có cơ hội phát triển năng khiếu, sở trường và tất cả các thế mạnh của mình trong khía cạnh học tập. Áp dụng các phương pháp giảng dạy hợp lý với các đặc điểm về tư chất và tinh thần của các học sinh để phát huy một cách tối đa khả năng học tập của các em.
Bên cạnh những học sinh giỏi, bất kỳ ngôi trường nào cũng sẽ có những học sinh có học lực yếu hơn do đó kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu tiểu học còn giúp cho việc giải quyết, điều chỉnh kịp thời những vấn đề mà các học sinh yếu đang mắc phải. Từ đó, giúp các em tự tin hơn, phấn đấu vươn lên và không bị ảnh hưởng tâm lý bởi những học sinh khá hơn mình.
Các kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi phụ đạo học sinh yếu tiểu học
Để có thể triển khai một cách có hiệu quả, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu tiểu học chia thành 2 nghiệp vụ và được tiến hành song song với nhau:
Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi tiểu học
Bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua các môn văn hóa theo các cấp như sau:
- Cấp Trường – Quận bồi dưỡng thêm các môn Toán, Tiếng Việt, Anh.
- Cấp Quận bồi dưỡng thêm nhiều môn hơn Toán, Anh, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc.
Thành lập các đội tuyển học sinh giỏi theo các môn của trường. Các học sinh sẽ có cơ hội tự mình chọn những môn thi mà mình cảm thấy tự tin và muốn tham gia bởi các em là người hiểu rõ nhất thế mạnh của bản thân. Sau đó, các thầy cô sẽ là người lựa chọn, hướng dẫn giảng dạy và đưa ra các phương pháp giúp các em nâng cao thế mạnh trong môn học đã lựa chọn.
Tổ chức các cuộc thi tài năng để thử thách tính sáng tạo của các học sinh cũng là một trong những kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi được cho là khả quan nhất. Đồng thời, trong mỗi cuộc thi luôn có những phần thưởng khích lệ dành cho những cá nhân xuất sắc nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và tuy duy của các em học sinh.
Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu tiểu học
Tiến hành kế hoạch phụ đạo học sinh yếu trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau. Dựa trên kết quả học tập của các em học sinh để sắp xếp lớp và môn học phụ đạo một cách hợp lý nhất.
Tổ chức các kỳ thi kiểm tra định kỳ 1 lần/tháng để thu thập dữ liệu và có cơ sở đánh giá chính xác nhất về tình trạng học tập của học sinh.
Đổi mới phương pháp truyền đạt kiến thức: Đối với những học sinh yếu phương pháp phụ đạo chiếm một phần vô cùng quan trọng, những phương pháp giảng dạy cũ sẽ khiến các em dễ rơi vào tình trạng chán nản, phân tâm trong quá trình tiếp thu do đó có thể thay đổi việc thuộc lòng các kiến thức bằng các hoạt động vui chơi, vận động và truyền đạt kiến thức qua các hoạt động này.
Một số lưu ý khi thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu tiểu học
Nhà trường luôn quan tâm đến tiến trình thực hiện và triển khai kế hoạch giảng dạy đối với học sinh. Đồng thời, luôn phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương, các bậc phụ huynh để giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan đến quá trình học tập của con em.
Cung cấp và hỗ trợ đầy đủ cơ sở vật chất giảng dạy cho các giáo viên để không gặp bất cứ sự cố nào khi thực hiện giảng dạy bồi dưỡng và phụ đạo cho học sinh.
Một điều quan trọng không thể thiếu trong kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu tiểu học đó chính là sự động viên tinh thần học sinh. Do đó, nhà trường, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh phải luôn chăm lo, động viên các em học sinh cả về mặt vật chất lẫn tinh thần để các em có động lực phấn đấu, phối hợp để kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo phát huy hiệu quả cao nhất.
Thông qua bài viết này, có thể thấy kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi phụ đạo học sinh yếu tiểu học là công tác giáo dục quan trọng và hữu ích. Nhìn chung, mỗi học sinh đều sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau về mặt tư duy logic và sáng tạo, do đó cần có kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo hợp lý để có thể khai thác hết năng khiếu cũng như sở trường của mỗi bạn.