HIV chính là một căn bệnh thế kỷ và hiện nay vẫn chưa có phương pháp và loại thuốc điều trị dứt điểm. Vậy HIV lây nhiễm qua những con đường nào? Thực tế đã trả lời rằng hầu hết căn bệnh này sẽ lây qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và từ mẹ sang con. Do đó trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về những con đường lây truyền HIV, từ đó có cách phòng tránh phù hợp.
HIV là gì? AIDS là gì?
Theo quy định của Pháp lệnh thì thuật ngữ HIV và AIDS sẽ được hiểu như sau:
HIV chính là loại virus gây nên hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV có thể lây truyền qua nhiều con đường, nhưng chủ yếu là qua quan hệ tình dục, qua đường máu, truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ hoặc đang cho con bú.
AIDS được hiểu là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV, gây ra tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể. Từ đó làm cho cơ thể không còn khả năng chống các tác nhân gây bệnh, dẫn đến chết người.
Nhiễm trùng cơ hội ở đây hiểu là nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ thể đang bị suy giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV, cho nên bạn cần đặc biệt chú ý.
HIV lây nhiễm thông qua những con đường nào?
Cho đến ngày nay, người ta đã tìm thấy virus HIV trong tinh dịch, dịch âm đạo, sản phẩm của máu, máu, nước mắt, nước bọt, dịch não tủy và sữa mẹ. Tuy nhiên vẫn chỉ có 3 con đường lây nhiễm virus HIV được xác định cụ thể, bao gồm:
HIV lây qua đường máu
HIV sẽ xâm nhập vào cơ thể người bệnh thông qua đường máu và chúng ảnh hưởng trực tiếp lên tế bào lympho T ở trong máu ( có tác dụng phòng tuyến giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây hại) đồng thời vô hiệu hóa lympho T. Loại virus HIV lây truyền qua đường máu bởi các nguyên nhân:
- Dùng các dụng cụ xuyên chích qua da không vô khuẩn: Bơm kim tiêm, kim xâu tai, kim xăm mình, dụng cụ sắc nhọn khác. Nguy cơ lây nhiễm HIV liên quan với số lần tiêm chích cùng việc sử dụng cụ tiêm chích cho nhiều người.
- Lây nhiễm HIV tại các cơ sở y tế qua các dụng cụ y tế chưa được vô trùng.
- Người chăm sóc bệnh nhân HIV bị lây nhiễm HIV thông qua các vết hở rỉ nước khi tiếp xúc với máu, dịch sinh học của người bệnh.
- Bị kim tiêm đâm phải tay hoặc dao kéo cứa phải tay, giẫm phải kim có dính máu người bệnh,… Hoặc đơn giản là do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (chủ yếu sẽ là nhân viên y tế).
- Truyền máu hoặc là các chế phẩm từ máu mà không được sàng lọc HIV.
Lây nhiễm HIV qua con đường tình dục/tình dục không an toàn
HIV lây qua đường nào? Câu trả lời tiếp theo là sẽ lây qua đường tình dục và cụ thể là tình dục không an toàn. Người đang nhiễm virus HIV thường sẽ lây truyền bệnh sang cho bạn tình của mình khi quan hệ. Theo các chuyên gia, tỷ lệ lây nhiễm cho mỗi lần quan hệ không an toàn sẽ khoảng 0,1 – 1%. Tần suất quan hệ càng nhiều thì tỷ lệ bị lây nhiễm bệnh càng cao. Trong khi đó việc sử bao cao su sẽ có mức độ an toàn lên đến 90 – 95%. HIV rất khó lây nếu người mắc biết quan hệ tình dục đúng cách, còn nếu bị lây truyền thì sẽ qua những hoạt động:
– QHTD qua đường âm đạo
– QHTD qua đường hậu môn
– Quan hệ tình dục bằng đường miệng sẽ có khả năng nhiễm bệnh thấp hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp miệng bạn tình bị xước, vết thương hở hay là chảy máu chân răng thì khả năng nhiễm bệnh vẫn rất cao.
HIV lây truyền từ mẹ sang con
Cuối cùng, HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con, thực tế khi đang nhiễm bệnh mà sinh con thì khả năng mà đứa trẻ nhiễm là 30%. Trẻ sơ sinh nếu bị nhiễm bệnh thì thường không sống được hơn 3 năm. Đặc biệt, HIV sẽ lây từ mẹ sang con do các nguyên nhân sau:
– Bị lây nhiễm qua nhau thai khi bé còn đang trong bụng mẹ.
– Lây nhiễm qua máu cùng với chất dịch của người mẹ trong quá trình sinh.
– Lây nhiễm qua sữa mẹ trong quá trình cho con bú.
HIV có thuốc chữa không?
Hiện nay, HIV có thể được kiểm soát lây nhiễm, đặc biệt người dùng liệu pháp kháng retrovirus (ART) hàng ngày sẽ làm giảm tải lượng virus trong cơ thể. Nhờ đó mà người nhiễm HIV sẽ có thể sống lâu và khỏe mạnh.
HIV có chữa được không? Câu trả lời là không có cách chữa khỏi HIV mà thay vào đó chỉ có thể kiểm soát bệnh trong thời gian áp dụng các cách điều trị HIV.
Nếu đã nhiễm HIV thì người bệnh dù đang dùng thuốc ART thì virus vẫn sống bên trong một nhóm tế bào gọi là ổ chứa HIV. Nếu bệnh nhân ngừng dùng ART thì virus trong ổ chứa có thể tăng trở lại đột biến. Vì vậy hiện tại vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn khi bị nhiễm HIV.
Nhìn chung, con đường nguy cơ nhiễm HIV có thể kể đến như quan hệ tình dục không an toàn, xăm mình, tiêm chích ma tuý, truyền máu hoặc các sản phẩm của máu,… Vậy nên để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh, hãy chú ý các con đường lây nhiễm và phòng tránh tối đa.