Chắc hẳn không ít người đã từng nghe đến thuật ngữ “văn hóa giao thông” từ khi còn đi học. Đặc biệt, khi vấn đề về an toàn giao thông luôn nóng hổi thì văn hóa giao thông được coi là biện pháp chủ chốt nhằm giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ. Vậy bạn hiểu thế nào về văn hóa giao thông? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng về văn hóa giao thông cũng như các giải pháp nhằm nâng cao ý thức, duy trì nếp sống văn hóa giao thông của người dân.
Bạn hiểu thế nào về văn hóa giao thông?
Văn hóa giao thông là tất cả những hành động và ứng xử của con người theo quy định của luật giao thông. Đó còn là sự nghiêm chỉnh chấp hành, tuân thủ và thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông. Nói tóm lại, văn hóa giao thông là trình độ phát triển của toàn bộ xã hội nói chung, của mỗi người nói riêng thông qua các hoạt động trong đời sống nhằm giúp xã hội văn minh, lịch sự và ngày càng phát triển.
Bạn hiểu thế nào về văn hóa giao thông?” là câu hỏi mà khá nhiều người đang đi tìm lời giải đáp. Nói một cách dễ hiểu, văn hóa giao thông bao gồm các yếu tố như tuân thủ chấp hành, gương mẫu thực hiện quy định chung; luôn có ý thức và thái độ chấp hành luật giao thông; văn hóa giao thông thể hiện trình độ phát triển văn hóa của con người khi tham gia giao thông…
Biểu hiện của văn hóa giao thông
Có thể kể đến các biểu hiện của văn hóa giao thông như:
- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, xe đạp điện
- Tuyên truyền, vận động người khác chấp hành luật giao thông
- Luôn có ý thức và không ngừng nâng cao ý thức cộng đồng, sẵn sàng hỗ trợ lực lượng chức năng bắt giữ tội phạm hoặc sơ cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông
- Không tiếp tay, bao che cho các đối tượng vi phạm luật giao thông
- Không tham gia các hoạt động gây rối, mất trật tự ảnh hưởng đến việc lưu thông của xe cộ trên đường
- Không tham gia giao thông khi sử dụng các chất kích thích như rượu, bia…
- Đi đúng làn đường dành cho phương tiện của mình, không lấn làn, vượt đèn đỏ…
- Không điều khiển phương tiện giao thông vượt quá tốc độ cho phép
- Báo cáo các hành vi vi phạm an toàn giao thông, luật giao thông với các cơ quan chức năng
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện giao thông để tránh các sự cố và khí thải có hại với môi trường xung quanh
- Đảm bảo sức khỏe ổn định để điều khiển phương tiện giao thông nhằm tránh các tai nạn, sự cố đáng tiếc
Tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa giao thông
Tình trạng ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông luôn được Chính phủ và toàn xã hội quan tâm. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do điều kiện cơ sở vật chất chưa phát triển, lượng người tham gia giao thông ngày một nhiều dẫn đến tỷ lệ ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng tăng. Chính vì vậy, việc xây dựng và tuyên truyền văn hóa giao thông đến mỗi người từ nông thôn đến thành thị rất quan trọng, giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông.
Không chỉ vậy, việc nâng cao ý thức xây dựng văn hóa giao thông còn tạo nên một môi trường giao thông thân thiện, an toàn và văn minh. Điều này giúp xã hội xây dựng được một nền giao thông hiện đại, thông minh, nhân ái cho con người và vì con người.
Giải pháp nâng cao văn hóa giao thông
Để toàn xã hội có được một nếp văn hóa giao thông văn minh, hiện đại và nhân ái, mỗi chúng ta đều phải tự trau dồi, nâng cao ý thức và trách nhiệm của bản thân từ những việc nhỏ nhất. Đó là tuân thủ chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như những người xung quanh; không vượt đèn đỏ, luồn lách trên vỉa hè, đánh võng gây nguy hiểm cho người khác; không điều khiển các phương tiện giao thông quá tốc độ quy định; không sử dụng các vật dụng như ô, điện thoại, tai nghe khi tham gia giao thông gây mất an toàn, dễ xảy ra tai nạn; không lấn làn, điều khiển phương tiện sai phần làn đường quy định…
Bên cạnh việc chấp hành luật giao thông, bạn cần có ý thức tuyên truyền về tầm quan trọng của văn hóa giao thông với những người dân xung quanh, bạn bè, gia đình, trẻ nhỏ. Những hành động dù là nhỏ bé nhưng cùng nhau gom góp, xây dựng một nền văn hóa giao thông văn minh, tốt đẹp.
Không chỉ vậy, hãy luôn giữ vững thái độ, ý thức chuẩn mực khi gặp phải các tình huống trên các cung đường. Đồng thời, giữ gìn vệ sinh đường phố xanh – sạch – đẹp, vứt rác đúng nơi quy định và trồng nhiều cây xanh cũng góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tầm quan trọng của văn hóa giao thông cũng như các biểu hiện, giải pháp hữu ích. Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Bạn hiểu thế nào về văn hóa giao thông?”